Pillar là gì, content pillar là gì

Content Pillar là gì, cách xây dựng Content Pillar hiệu quả

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực nội dung, hẳn bạn đã ít nhất một lần được nghe đến Content Pillar. Vậy Content Pillar là gì, cách triển khai Content Pillar trong xây dựng nội dung cho blog/website như thế nào? Dưới bài viết này Toithichblog.com sẽ chia sẻ đến bạn một vài góc nhìn nhé. Ngay bây giờ bạn hãy cùng mình theo dõi bài viết ở dưới đây.

Content Pillar là gì

Content pillar (tạm dịch cột trụ nội dung) là thuật ngữ dùng để mô tả chiến lược sản xuất nội dung có định hướng, định hướng này tập trung vào chủ đề chính hoặc một lĩnh vực đủ độ rộng lớn có liên quan đến doanh nghiệp/thương hiệu của doanh nghiệp đang hướng đến trong tương lai.

Các content pillar là những bài viết đại diện cho những chủ đề quan trọng, và liên quan đến lĩnh vực hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Content pillar được định hình dựa trên từ khóa (keywords) và cung cấp các thông tin sâu về một lĩnh vực hoặc chủ đề nào đó. Nó cũng là nền tảng cho các bài viết nhỏ/liên quan khác của chủ đề chính.

Bạn có thể hình dung một cách dân giã như thế này: content pillar là chiến lược xây dựng nội dung, ở đó có bài viết chính và bài viết phụ có liên quan mật thiết, bổ sung với nhau. Nội dung của content pillar có thể được định dạng là bài viết dạng text, hoặc là video, podcast, infographics,… Tuỳ vào mỗi nền tảng mà có định dạng nội dung khác nhau. Khi triển khai đúng cách, content pillar có thể giúp xây dựng uy tín cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập và tối ưu hóa SEO.

Đâu là yếu tố chính của Content Pillar

Sau đây là 4 yếu tố chính bạn cần quan tâm khi xây dựng Content Pillar

  • Pillar Content: là nội dung trụ cột, chủ đề chính. Lưu ý chủ đề chính này cần đủ độ rộng, và có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp.
  • Subtopic: chủ đề phụ, những chủ đề phụ được triển khai ra từ chủ đề chính
  • Topic Cluster: là cụm chủ đề, Topic Cluster nhằm nói về một nhóm các bài viết có liên quan với nhau, và cùng tập trung vào một chủ đề nhất định.
  • Hyperlinks: siêu liên kết, là hệ thống các liên kết qua lại với nhau, liên kết giữa các bài viết chính và bài viết phụ, giữa bài viết phụ với nhau.

Các bước để xây dựng Content Pillar

Ở bài viết này, chúng mình nhìn Content Pillar dưới góc độ nó là một chiến lược xây dựng nội dung. Vì thế xuyên suốt bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn cách làm sao để nắm rõ, lên được chiến lược và thực hiện được chiến lược xây dựng Content Pillar nhé. Thay vì chỉ nhìn ở góc độ 1 vài bài viết rời rạc cho blog/website. Dưới đây là các bước xây dựng nội dung theo chiến lược Content Pillar.

Lựa chọn chủ đề cho content pillar

Bước 1: Tìm kiếm, xác định và lựa chọ chủ đề chính và các chủ đề phụ liên quan đến chủ đề chính

Có phải bạn đang thắc mắc: viết gì cho blog/website đây, viết về điều gì đây, chủ đề nào đây?. Để trả lời được những câu hỏi đó, bạn cần phải xác định được chủ đề chính có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Lưu ý: chủ đề này phải đủ độ rộng lớn, ví dụ: Chữa lành,  Marketing hoặc quản lý tài chính cá nhân.

Sau khi đã xác định và lựa chọn được chủ đề chính bạn viết ra giấy những chủ đề phụ có liên quan đến chủ đề chính.

Ví dụ về Content Pillar

  • Pillar Content: Marketing
  • Subtopic: Nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, công cụ hỗ trợ người làm Marketing, đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing.
  • Topic Cluster: Các bài viết phân tích về từng công cụ hỗ trợ Marketing, chẳng hạn: công cụ hỗ trợ làm content, công cụ SEO, công cụ đo lường chiến dịch, công cụ phân tích thị trường,…

Bước 2: Lập kế hoạch để thực hiện Content Pillar

Sau khi đã xác định được chủ đề chính và chủ đề phụ, bạn hãy lên kế hoạch các bài viết cần hoàn thành, ở định dạng nào, các bài viết sẽ liên quan với nhau như thế nào, các liên kết nội bộ sẽ trỏ đến nhau như thế nào, khi nào bạn sẽ bắt đầu tiến hành làm nội dung, thời gian hoàn thành,… Lưu ý: việc lập ở hoạch sẽ giúp bạn có một lịch trình làm việc rõ ràng, thay vì trì trệ từ ngày này qua ngày khác.

Kế hoạch thực hiện content pillar

Bước 3: Tiến hành viết nội dung chủ đề chính

Sau khi đã có kế hoạch với công việc cần làm và thời gian hoàn thành, bạn cần bắt tay vào thực hiện. Trước hết bạn nên viết một bài viết tổng thể cho chủ đề chính. Bài viết này sẽ tập trung, bao quát đầy đủ thông tin hữu ích về chủ đề chính.

Bước 4: Tiến hành viết nội dung cho các chủ đề phụ

Tiếp đến, việc viết nội dung cho các chủ đề phụ là điều bạn không thể bỏ qua. Ở các bài viết này bạn cần phân tích sâu về từng vấn đề có liên quan đến chủ đề chính.

Bước 5: Thêm liên kết nội bộ

Sau khi hoàn thành viết nội dung cho trang chính và các chủ đề phụ, hãy thêm các liên kết nội bộ để giúp người đọc dễ dàng chuyển đổi giữa các chủ đề. Các liên kết này cũng giúp cải thiện SEO của trang.

Bước 6: Đừng quên thêm hình ảnh và video cho bài viết của bạn

Để làm cho nội dung trên blog/website của bạn trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, hãy thêm hình ảnh và video phù hợp với nội dung. Các hình ảnh và video này cũng giúp tăng tính tương tác và thời gian lưu trữ trên trang.

Bước 7: Đánh giá và cập nhật thường xuyên

Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng nội dung theo chiến lược Content Pillar, hãy đánh giá nó để xem liệu nó có cung cấp đầy đủ thông tin và giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết hay không. Nếu có bất kỳ điểm nào chưa hoàn hảo, hãy cập nhật lại nội dung để cải thiện trang.

Đánh giá kết quả, hiệu quả content pillar

Bên cạnh đó, hãy kiểm tra xem bài viết của bạn có được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm hay không, nếu chưa bạn cần phải tìm ra các giải pháp tốt hơn để hoàn thiện.

Bước 8: Quảng bá nội dung

Sau khi đã hoàn thành xây dựng nội dung, hãy quảng bá nó để nhiều người biết đến. Bạn có thể chia sẻ trang trên các kênh truyền thông xã hội, chạy Quảng cáo,…

Bước 9: Theo dõi hiệu quả

Cuối cùng, hãy theo dõi hiệu quả của việc xây dựng nội dung theo chiến lược Content Pillar để xem liệu nó có đóng góp vào việc tăng lưu lượng truy cập và tăng doanh số hay không. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics để theo dõi lượng truy cập, tỷ lệ thoát, thời gian người đọc ở lại trên trang, đâu là nội dung được nhiều người quan tâm nhất, và các chỉ số khác.

Khi xây dựng Content Pillar cần lưu ý gì không?

Khi xây dựng nội dung Pillar, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đạt được hiệu quả cao:

Tập trung vào chủ đề chính: Bạn nên chọn chủ đề rộng thay vì tập trung vào chủ đề quá nhỏ. Việc xây dựng nội dung ở lĩnh vực rộng cùng với các bài viết phụ có liên quan với nhau sẽ góp phần tạo nên một trang web chuyên sâu, đáng tin cậy trong mắt công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin hữu ích hơn.

Không quá tập trung vào SEO: Có lẽ bạn đọc đến đây sẽ cảm thấy hơi mẫu thuẫn đúng không?. Làm sao mà không quá tập trung vào SEO cho được khi mà SEO sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập. Tuy nhiên, ở đây mình nói là “quá”. Chúng ta không nên quá tập trung vào SEO, nhiều bạn quá quan trọng vào SEO mà xây dựng ra những nội dung cứng nhắc, spam từ khoá.

Kiểm tra lại trước khi xuất bản: Cho dù bạn có xây dựng nội dung theo chiến lược Content Pillar hay không thì bạn vẫn cần phải xem lại bài viết trước khi đăng công khai. Hãy xem bài viết của bạn có sai lỗi chính tả không, thiếu dấu, hay nét không.

Trước khi xuất bản trang Pillar Page của bạn, hãy kiểm tra lại nội dung để đảm bảo rằng nó không có lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Việc xuất bản trang với nội dung không chính xác sẽ ảnh hưởng đến uy tín và độ tin cậy của trang web của bạn.

Như vậy, ở bài viết này https://toithichblog.com/ đã chia sẻ đến bạn góc nhìn về Content Pillar là gì, ví dụ về Content Pillar cũng như cách làm Content Pillar. Điệp hy vọng với những điều trên sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về content nhé. Nếu bạn có những góc nhìn khác hãy để lại bình luận ở bên dưới bài viết này. Chúc bạn có những trải nghiệm đáng nhớ trong thế giới Content.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *