Cấu trúc của một website gồm thành phần nào

Xây dựng cấu trúc trang website như thế nào?

Website được ví như một ngôi nhà với tên miền là địa chỉ, hosting là mảnh đất chứa ngôi nhà. Còn cấu trúc website chính là cấu trúc của ngôi nhà đó. Vì thế trước khi xây dựng được ngôi nhà chắc chắn, đẹp thì chúng ta cần phải phác thảo được thiết kế cấu trúc của ngôi nhà đó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem cấu trúc 1 trang web gồm những gì, xây dựng cấu trúc web như thế nào và cần đảm bảo yêu cầu gì.

Cấu trúc website bao gồm những gì?

Để có thể thiết lập được cấu trúc website, trước hết chúng ta cần nắm được cấu trúc website sẽ bao gồm những gì?. Về cơ bản cấu trúc của một trang web gồm những thành phần chính sau đây:

Header (phần đầu trang): phần trên cùng của một trang web, Header sẽ bao gồm các thành phần khác như: tiêu đề, logo, và menu điều hướng để người dùng, giỏ hàng, Home link, Site ID

Banner: thường là hình ảnh được thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt để thu hút khách hàng. Banner thường được đặt ở các vị trí trên header, chân trang hoặc giữa nội dung bài viết (điều này tuỳ thuộc vào mỗi trang web)

Nội dung chính: nội dung chính của trang web gồm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Nội dung chính của trang web có thể là văn bản, video, ebook, hình ảnh,…Phần nội dung thường chứa các thành phần sau:

Tiêu đề trang (Page title): được đặt ở đầu phần nội dung, phông chữ to, in đậm.

Breadcrumb navigation (Breadcrumb trails): là thanh điều hướng phân cấp nhằm giúp người đọc biết họ đang ở đâu trên trang web, di chuyển, điều hướng dễ dàng.

Xây dựng sơ đồ cấu trúc trang web là điều cần thiết

Phần nội dung chính: phần này có thể chứa bất kì thông tin nào, thường là những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà website đó cung cấp. Website sẽ có phần quản trị hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung này.

Sidebar (thanh bên): Đây là phần bên cạnh nội dung chính. Thanh bên thường chứa các danh mục bài viết, sản phẩm hoặc thông tin liên hệ, Baner quảng cáo hoặc các tiện ích khác.

Paging navigation (điều hướng phân trang): Paging navigation sẽ giúp cho trang web giảm tải, giúp web load nhanh hơn, đặc biệt là với những trang web có danh sách sản phẩm hay danh sách bài viết dài. Đồng thời, Paging navigation cũng giúp người đọc không phải cuộn quá nhiều. Paging navigation thường được đặt ở đầu, cuối hay cả đầu và cuối trong phần nội dung trang.

Thanh thông tin: thường được đặt ở đầu hay cuối phần nội dung trang. Thanh thông tin thường sẽ các thông tin như: ngày đăng bài viết, tác giả là ai, số lượt xem bài viết, vân vân.

Thanh chia sẻ mạng xã hội: gồm các nút chia sẻ trang qua các mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter

Page footers (phần chân trang): là phần dưới cùng của trang web, chứa thông tin liên hệ, chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng và bản quyền, thông tin bản quyền website,…

Menu điều hướng: Đây là phần chứa các liên kết để người dùng có thể tìm kiếm các trang khác trên trang web.

Phần liên hệ: gồm thông tin liên hệ với chủ website, có thể bao gồm những thông tin như biểu mẫu liên hệ, địa chỉ email hoặc số điện thoại.

Xây dựng cấu trúc trang website

Xây dựng cấu trúc trang web là cả quá trình lên kế hoạch và thiết kế trang web sẽ được tổ chức, liên kết và hiển thị như thế nào với người dùng. Việc xây dựng cấu trúc trang web có ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đến sự phát triển của website sau này. Vậy làm thế nào để xây dựng được cấu trúc trang web. Dưới đây, Toithichblog.com sẽ gợi ý đến bạn các bước xây dựng cấu trúc 1 trang web.

Xác định rõ trang web của bạn sẽ dùng để làm gì?. Chính là bạn mà không phải ai khác cần hiểu rõ mục đích ra đời của trang web này là gì?. Đó là website giới thiệu công ty, Website giới thiệu bản thân, trang web tin tức, trang web dạng blog hay trang web thương mại điện tử?

Có nhiều các loại cấu trúc website

Hiểu rõ đối tượng khách hàng, sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm được liệu với những đối tượng đó, sản phẩm đó thì trang web sẽ cần có chức năng gì để đáp ứng được người dùng.

Tạo hoặc vẽ sơ đồ trang web (sitemap): thiết kế cấu trúc của trang web bằng cách xác định các trang web và sự liên kết giữa chúng. Bạn có thể sử dụng giấy vẽ hoặc excel để vẽ/mô tả các thành phần cần có trên trang web của bạn.

Thiết kế giao diện người dùng (UI design): cần được thiết kế để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất, bạn cần xem xét các yếu tố như bố cục, màu sắc, kiểu chữ và hình ảnh.

Xác định cấu trúc URL: cách bạn đặt tên cho các trang web và định vị chúng trên trang web của bạn.

Tối ưu hóa SEO: là quá trình tối ưu hóa trang web để đạt được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Trước khi bắt tay vào làm wweb hoặc thuê, bạn cũng cần phải tính xem trang web này sẽ gồm những nội dung nào, từ khóa chính cần SEO, và sự liên kết giữa các nội dung này. Bởi khi bạn càng có kế hoạch chi tiết, rõ ràng thì bạn sẽ vẽ được cấu trúc trang web cụ thể.

Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn tất việc xây dựng cấu trúc cũng như đã thiết kế xong trang web, bạn cần kiểm tra trang web có hoạt động tốt trên các thiết bị khác nhau và trên các trình duyệt khác nhau hay không. Bạn cũng nên xem tốc độ tải, trải nghiệm người dùng như thế nào.

Cập nhật và bảo trì: Trang web cần được cập nhật và bảo trì thường xuyên để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động tốt.

Cấu trúc website cần đạt yêu cầu nào?

Như ở phần trên bài viết, chúng ta đã hiểu tại sao cần phải xây dựng cấu trúc trang web trước khi bắt tay vào làm trang web. Cũng như nắm được các bước để xây dựng trang web. Tuy nhiên, cấu trúc website cần đạt được những yêu cầu nào và khi xây khung xương trang web cần lưu ý gì?. Hãy cùng Toithichblog.com theo dõi phần tiếp theo của bài viết

Cấu trúc website là bộ khung cơ bản của 1 trang web. Chính vì thế, khi xây dựng cấu trúc trang web cần phải đảm bảo những yêu cầu sau để trang web được chuyên nghiệp, hiệu quả cho việc sử dụng sau này.

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng. Các trang nên được sắp xếp một cách rõ ràng, dễ dàng để điều hướng và có tốc độ tải nhanh để tăng trải nghiệm người dùng.

Responsive Design: Trang web cần được thiết kế để có thể hiển thị một cách chính xác trên các thiết bị khác nhau, bao gồm cả máy tính để bàn, điện thoại di động.

Thân thiện với SEO: Cấu trúc của trang web cần phải được thiết kế để thuận tiện cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bạn cần quan tâm đến các yêu tối như cấu trúc URL, meta description, header và sitemap, tiêu đề, vân vân.

Bảo mật thông tin: Trang web cần phải đảm bảo tính bảo mật của thông tin người dùng. Các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, email và số điện thoại cần được bảo vệ và không được chia sẻ với bên thứ ba một cách trái phép.

Hy vọng với những chia sẻ trên của https://toithichblog.com/ bạn sẽ có thêm được những góc nhìn mới về website. Nếu bạn có những quan điểm khác, góc nhìn khác hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong hành trình xây dựng website.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *