guest post là gì, tác dụng

Guest Post là gì, cách xây dựng Guest Post như thế nào?

Với những bạn đã từng tìm hiểu về SEO thì chắc chắn thuật ngữ Guest Post không còn gì là xa lạ nữa. Tuy nhiên, với những bạn mới tìm hiểu thì sẽ cảm thấy khá mơ hồ, không biết Guest Post là gì, liệu Guest Post có lợi gì trong SEO, lựa chọn Guest Post như thế nào, hay làm sao để đánh giá được đâu là một Guest post chất lượng?. Trong bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những giải đáp cho các câu hỏi đó. Hãy cùng mình theo dõi ở bên dưới bài viết này nhé.

Guest Post là gì?

Guest Post là một cách để tiếp thị nội dung, cũng là cách vừa để xây dựng liên kết giữa hai trang web với nhau. Cụ thể, Guest Post là một bài đăng từ một trang web khác viết bài đăng và trỏ link về trang web của bạn. Ở bài viết đó, tác giả sẽ viết một bài viết chất lượng, nội dung phù hợp với nội dung của website bạn với mục đích tăng lượng truy cập và xây dựng liên kết giữa hai trang web.

Tác dụng của Guest Post là gì?

Ở phần trên bài viết chúng ta đã cùng biết đến Guest Post là một bài đăng trên một trang web khác nhằm quảng bá nội dung, lấy link trỏ về trang web của chúng ta. Vậy Guest Post mang lại tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng của Guest Post:

Tăng lưu lượng truy cập: Khi đăng Guest Post chúng ta có khả năng tiếp cận được một lượng độc giả mới từ trang web khác.

Xây dựng liên kết: Guest Post còn giúp chúng ta xây dựng liên kết với site khác. Đây cũng là yếu tố nhằm tăng độ tin tưởng của site trong mắt công cụ tìm kiếm.

Xây dựng thương hiệu cá nhân: Bài viết Guest Post còn giúp tác giả giới thiệu bản thân, kinh nghiệm cũng như kiến thức mà họ có đến độc giả, từ đó xây dựng được thương hiệu cá nhân.

Tác dụng của Guest Post

Tăng khả năng chia sẻ: Guest Post cho phép người đọc chia sẻ bài viết trên mạng xã hội hoặc trên trang web của họ. Từ đó mà nội dung trở nên phổ biến hơn.

Guest Post không chỉ giúp gia tăng lưu lượng truy cập, xây dựng liên kết. Mà còn giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và đọc được nội dung trên trang web của bạn.

Tuy nhiên, mỗi trang web lại có quy định riêng về Guest Post chính vì thế khi lựa chọn Guest Post bạn cần phải thoả thuận với chủ site đó về điều kiện cũng như nội dung bài sẽ được đăng.

Hướng dẫn cách chọn Guest Post

Đi Guest Post là một cách thức không thể thiếu trong SEO. Việc lựa chọn trang web để thực hiện đăng bài Guest Post lấy link trỏ về site của chúng ta cũng cần quan tâm đến một số yếu tố nhất định. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần phải để ý tới.

Chủ đề của trang web: Bạn cần phải xem chủ đề nội dung của trang web đó là gì, có phù hợp với tệp độc giả của site bạn không, nội dung trên trang web đó có liên quan đến trang web bạn không.

Chất lượng của trang web: Bạn nên ưu tiên những site có nội dung chất lượng, đã được tối ưu hoá SEO, và có lượng truy cập tương đối lớn.

Số lượng liên kết và tần suất đăng tải: Bạn cũng nên quan tâm đến số lượng và chất lượng liên kết và tần suất đăng tải bài viết của trang web đó. Bạn nên ưu tiên những trang web có tần suất đăng tải nhiều, và có link chất lượng từ bên ngoài trỏ đến hơn là những trang web tần suất đăng tải nội dung thấp, backlink chất lượng thấp.

Các yêu cầu về nội dung: Bạn cần thảo luận và thống nhất với chủ site về các yêu cầu nội dung. Chẳng hạn như: số từ tối thiểu và tối đa trong một bài viết, hình ảnh, văn phong như thế nào,…

Tầm ảnh hưởng của trang web: Nếu bạn đăng tải bài viết trên trang web lớn, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực của bạn thì có thể giúp xây dựng uy tín cho website của bạn trong mắt độc giả.

Cách xây dựng Guest Post

Có hai hình thức chính để xây dựng Guest Post đó là: tự xây dựng hệ thống và sử dụng dịch vụ Guest Post. Với cách thức tự xây dựng hệ thống thì thường được nhiều anh chị em có kinh nghiệm lâu năm triển khai hơn. Cách thức này có ưu điểm: dễ dàng kiểm soát, chủ độ thời gian, tận dụng để bán hàng, bán Guest Post. Tuy nhiên lại cần chi phí lớn, tốn công sức, thời gian.

Còn với hình thức sử dụng dịch vụ/mua Guest Post thì bạn có thể tham khảo các bước ở dưới đây nhé:

Tìm các trang web hoặc blog phù hợp: Trước hết, bạn cần tìm kiếm các trang web hoặc blog có chủ đề phù hợp với nội dung của bạn để đăng tải guest post. Bạn nên ưu tiên những trang web có chủ đề tương tự như site của bạn, có lượng truy cập cao, được đánh giá cao ở trong ngành mà bạn đang làm.

Trao đổi với chủ site để hiểu về quy trình, điều kiện đăng bài Guest Post cũng như chi phí để bạn nắm rõ các yêu cầu, và xem kinh phí của bạn có phù hợp không.

Lập kế hoạch nội dung: Xác định nội dung, chủ đề mà bạn sẽ đăng tải ở bài viết Guest Post đó. Không nên sao chép nội dung.
Gửi bài viết để bên B tiến hành đăng tải bài viết: Sau khi viết bài xong, bạn tiến hành gửi bài viết cho người mà bạn đã cùng trao đổi trước đó. Để họ đăng tải bài viết nhé. Bài viết nên dễ đọc, hấp dẫn và có link dẫn về website của bạn.

Thường xuyên tương tác và phản hồi: Sau khi bài viết được đăng tải, bạn nên thường xuyên tương tác với các độc giả để trả lời các câu hỏi hoặc thảo luận về nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp tăng tương tác và tạo ra mối quan hệ tốt với độc giả và chủ trang web hoặc blog.

Theo dõi hiệu quả: Theo dõi hiệu quả của bài viết guest post để đánh giá và cải thiện chiến lược guest post của bạn trong tương lai. Bạn nên quan tâm đến các chỉ số như: lưu lượng truy cập, tương tác của độc giả và liên kết đến trang web của bạn.

Làm sao để đo tính hiệu quả khi mua Guest Post

Việc đo tính hiệu quả sau khi đi Guest Post là một điều bắt buộc phải thực hiện. Vậy phải làm sao để đánh giá được chất lượng cũng như tính hiệu quả của Guest Post. Hãy cùng mình theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Đặt mục tiêu rõ ràng: Trước khi bắt đầu chiến dịch Guest Post, bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể về những gì bạn muốn đạt được thông qua chiến dịch này. Mục tiêu của bạn có thể là tăng lượng truy cập, tăng độ uy tín và nhận diện thương hiệu của mình, tăng doanh số bán hàng, vân vân.

Đo lường khi mua Guest Post

Đo lường lượng truy cập: Bạn nên yêu cầu và có sự thoả thuận với bên đăng Guest Post từ trước về số liệu lưu lượng truy cập thông qua công cụ Google Analytics. Có thể là sau một tháng, hoặc 6 tháng 1 lần gửi số liệu cho bạn.

Đo lường hiệu quả SEO: Nếu mục tiêu của bạn là tăng độ uy tín của trang web hoặc blog của mình thông qua chiến dịch Guest Post, bạn có thể đo lường hiệu quả SEO của nó. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các công cụ đo lường như Ahrefs, SEMrush để đo lường chỉ số PA/DA, số lượng liên kết đến trang web hoặc blog của bạn.

Đo lường doanh số bán hàng: Nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng thông qua chiến dịch Guest Post, bạn có thể đo lường hiệu quả bằng cách theo dõi số lượng đơn đặt hàng, số lượng khách hàng mới, tăng trưởng doanh số.

Như vậy, ở bài viết này https://toithichblog.com/ đã chia sẻ đến bạn guest post là gì, cũng như cách lựa chọn, xây dựng, và đánh giá guest post. Hy vọng với chia sẻ trên đây bạn sẽ có được những góc nhìn mới khi thực hiện SEO trang web sắp tới của mình nhé. Nếu bạn có góc nhìn khác, hãy để lại ở bên dưới phần bình luận của bài viết này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *