Content creator là gì, làm gì

Content Creator là gì? 5 yếu tố tạo nên một content creator giỏi

Content creator hay sáng tạo nội dung là những cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên các công cụ tìm kiếm, nhất là đối với các bạn trẻ. Trong khoảng 10 năm trở đây thì Content Creator được nổi lên là một nghề cực HOT và mang lại thu nhập thụ động cực kỳ tốt. Vậy Content Creator là gì? Họ làm gì? Công việc của họ khác gì với Content Writer và Copywriter?. Và đâu là những yếu tố tạo nên một Content Creator giỏi?.

I. Content Creator là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Content Creator thì chúng ta sẽ phải hiểu sơ lược về khái niệm của Content.

Content hay còn gọi là nội dung chính là bất cứ thứ gì dùng để truyền đạt thông tin đến một đối tượng với một mục tiêu nào đó. Nội dung có thể tồn tại ở bất kỳ một định dạng nào như: bài viết, sách, truyện, video, âm thanh, hình ảnh,…

Vậy thì khái niệm Content Creator có lẽ đã quá rõ ràng. Content Creator hay còn gọi là người sáng tạo nội dung là những người tạo ra nội dung trên trong cuộc sống hoặc trên mạng xã hội mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày.

Nếu một người tạo ra nội dung giá trị hữu ích, cho một nhóm độc giả nào đó ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống, thì người đó gọi là Content Creator. Có thể lấy một vài cá nhân điển hình như PewDiePie,  Ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy một vài người sáng tạo nội dung nổi tiếng như: 1977 Vlogs, Châu Bùi, FapTv, Anh Khoai Lang Thang, Lai Thượng Hưng,…

II. Công việc của một Content Creator là gì?

Vậy thì công việc của một Content Creator thực chất là gì?. Câu trả lời đương nhiên sẽ là tạo ra nội dung và điều quan trọng là nội dung đó cần phải có giá trị đối với một đối tượng mục tiêu nào đó. Vì nội dung sẽ tồn tại ở bất kỳ một định dạng nào vì vậy người sáng tạo nội dung có thể là một nhà văn, một tác giả, một họa sĩ, một người chơi nhạc,…

Content creator là nghề gì

Tại Việt Nam, khi một doanh nghiệp nói rằng họ đang cần một Content Creator có nghĩa là họ đang cần người tạo ra những nội dung thú vị, độc đáo để thu hút một nhóm độc giả. Rồi sau đó dùng nhóm độc giả đó cho mục đích Marketing.

III. Sự khác nhau giữa Content Creator, Content Writer và Copywriter

Để có thể phân biệt rõ ràng được 3 công việc này, chúng ta cần phải hiểu sơ lược về khái niệm của nó.

Trước tiên là nói về công việc, nghĩa của từ trong tên công việc đã phân nào phản ánh được công việc họ làm:

  • Creator là người tạo ra, sáng tạo ra. Vậy Content Creator sẽ là người sáng tạo nội dung.
  • Writer nếu dịch sát nghĩa thì đó là nhà văn hoặc là người viết. Vậy content writer là người viết nội dung dưới dạng chữ. Ví dụ như bài viết trên blog, bài PR, bài báo chí,…
  • Tiếp đến là copywriter. Copy ở đây không phải là một động từ mà chúng ta hay sử dụng mang ý nghĩa là sao chép. Copy ở đây chỉ những đoạn văn bản, những mẫu quảng cáo, và copywriter chính là người viết quảng cáo. Lấy một ví dụ như khi chúng ta chạy xe ngoài đường chúng ta sẽ thấy những Biển quảng cáo to to ở các góc đường, trên đó sẽ có những văn bản với nội dung thu hút. Người đứng sau những nội dung đó chính là Copywriter.

Ai cũng là người tạo ra nội dung vậy sự khác nhau của những người này là gì?. Điểm khác nhau ở đây là mục tiêu của nội dung tạo ra.

  • Content Creator là người tạo ra nội dung để thu hút độc giả. Nhiệm vụ của họ là thu hút, càng nhiều người tiêu thụ nội dung thì họ càng thành công.
  • Content Writer là người viết nội dung bằng chữ thường là với mục đích giới thiệu, làm rõ vấn đề hoặc giáo dục, định hướng cho độc giả về một sự vật hiện tượng nào đó. Và nội dung này sẽ được sử dụng trong những chiến dịch nội dung.
  • Copywriter là người viết quảng cáo với mục đích tạo ra cảm xúc và thuyết phục độc giả thực hiện hành động, có thể là gọi điện, điền form, hoặc mua hàng.

Với mỗi mục đích khác nhau sẽ có những loại nội dung khác nhau. Tới đây có lẽ các bạn đã hiểu và chọn được cho mình một lối đi riêng. Nếu bạn cảm thấy không hợp với nghề Content Creator bạn có thể dừng lại ở đây hoặc đọc tiếp nếu thấy bài viết mang lại cho bạn nhiều giá trị. Còn nếu ngọn lửa đam mê của bạn với nghề Content Creator vẫn còn đang hừng hực trong người thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua 5 điều dưới đây. Vì nó thực sự sẽ giúp cho bạn có thể bước vào nghề Content Creator một cách tốt nhất.

IV. 5 yếu tố tạo nên một Content Creator giỏi

Một nhà sáng tạo nội dung giỏi không chỉ là người biết cách làm nội dung tốt vì nội dung thôi là chưa đủ. Content Creator cần phải chú ý thêm một số yếu tố như:

4.1. Hiểu được ngách của bản thân

Trước tiên là phải hiểu thật rõ ngách mà mình đang lựa chọn, hiểu được mình đang làm nội dung về lĩnh vực nào từ đó đào sâu nghiên cứu thêm về lĩnh vực đó. Ngoài ra, bạn cần phải cập nhật và nắm bắt những thông tin mới nhất về lĩnh vực mà mình đang làm để tránh bị tụt lại với thời gian.

4.2. Hiểu được khách hàng của mình là ai

Một nội dung chỉ có giá trị khi nó được phân phối đến đúng đối tượng độc giả. Hãy thử tưởng tượng bạn làm nội dung hướng tới giới trẻ, đối tượng GenZ, sử dụng từ ngữ trẻ nhưng bạn lại mang nội dung đó gửi đến các ông bố bà mẹ. Vậy thì liệu nó có giá trị hay không?.

Content creator là làm gì

Ngoài việc hiểu và phân phối đúng, bạn cũng cần phải biết cách chiều lòng độc giả của mình, hiểu được họ thích gì và họ đang muốn nghe gì ở bạn. Để rồi mang đến nội dung phù hợp nhất.

4.3. Biết sử dụng công cụ

Công cụ là một trong những yếu tốt cực kỳ quan trọng đối với người làm Content Creator. Mặc dù công cụ không phải điều bắt buộc phải có nhưng nếu bạn muốn làm việc hiệu quả thì hãy xem những công cụ là bắt buộc.

Hiện nay có rất nhiều công cụ trên Internet ở mọi ngách từ thiết kế, làm website, chỉnh sửa dựng video, … Những công cụ này hoàn toàn miễn phí hỗ trợ cho những nhà sáng tạo nội dung có thể tiếp cận, làm quen và sử dụng một cách nhanh chóng.

Hãy học tập mỗi ngày, trau dồi thêm cho mình các kỹ năng sử dụng công cụ và mình chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ là thừa cả.

4.4. Để ý đến SEO

Rất nhiều bạn mới bắt đầu làm Content Creator không để ý đến việc này, đó là tối ưu các công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO. Còn tùy thuộc vào việc bạn đang sáng tạo nội dung trên nền tảng nào thì yếu tố tối ưu nội dung cũng có sự khác nhau. Giả sử tối ưu bài viết trên Youtube với bài viết trên nền tảng website sẽ khác nhau.

Nếu nội dung mà bạn tạo ra rất hay nhưng không ai tìm thấy nó thì thật là một điều lãng phí. Vậy nên hãy chú ý đến SEO, nghiên cứu xem khách hàng của bạn đang tìm kiếm điều gì và bạn mang lại được gì cho họ. Từ đó tìm ra một điểm chung tốt nhất giúp họ tìm kiếm được bạn trên các công cụ tìm kiếm hay nền tảng mà bạn đang làm nội dung.

Ngoài ra, SEO còn là một cách giúp bạn có thể đo lường hiệu quả và tối ưu nội dung của mình.

Đọc ngay: SEO là gì, cách SEO Website hiệu quả

Đến đây có thể bạn sẽ hơi có một chút e dè vì công việc sáng tạo nội dung này sao mà nó khó quá vậy?. Đúng, đây là một công việc rất khó, nó không chỉ là làm nội dung mình thích và bấm nút đăng là xong. Nó đòi hỏi ở chúng ta nhiều hơn thế.

4.5. Thật chăm chỉ

Nhu cầu tiêu thụ nội dung số của con người ngày một nhiều nhất là trong thời kỳ cung ứng như hiện tại. Khách hàng không còn quan tâm quá nhiều đến việc bạn A còn làm nữa hay không, họ chỉ quan tâm là nội dung nào hay hơn phù hợp hơn.

Để trở thành content creator giỏi

Vì nội dung ngày nay đang được sản xuất một cách rất rất nhiều và liên tục mỗi ngày trên Internet. Nếu bạn không chăm chỉ, khách hàng của bạn sẽ tìm được một nguồn nội dung mới để tiêu thụ mới.

V. Trở thành một Content Creator chuyên nghiệp cần gì?

Sau khi bạn đã xác định được mình sẽ tạo ra những nội dung dạng nào và về lĩnh vực gì, thì đã đến lúc bạn phải tự vươn ra biển lớn, gặp gỡ những khách hàng tiềm năng của mình. Và đây là cách để bạn thực hiện điều đó.

5.1. Xây dựng Portfolio

Nghe đến từ khóa Portfolio có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến những thứ gì đó lớn lao, nhưng thật sự không cần như vậy. Có thể nó là một Blog cá nhân, một tài khoản mạng xã hội mà bạn thường xuyên chia sẻ nội dung trên đó, một vài bài viết hoặc một kênh youtube cũng là đủ. Nhưng hãy chuyên nghiệp hóa nó lên bằng một danh mục nào đó tổng hợp lại những thứ bạn tâm đắc nhất và cho người đọc xem nó.

5.2. Tạo dựng Network

Ở thời điểm hiện tại có lẽ mạng xã hội là thứ mà bạn có thể khai thác tối đa để mở rộng và duy trì Network của mình. Hãy kết nối với những con người chung ngành nghề, những người mà bạn cho là khách hàng tiềm năng, những nhãn hàng,… và quan trọng là bồi dưỡng và duy trì những kết nối đó thật tốt. Rồi đến một ngày, Network đó sẽ giúp bạn rất nhiều.

5.3. Pitch yourself

Gọi nôm na là “bán thân”

Một cụm từ tiếng anh khá hay nói về vấn đề “bán thân” đó là “Elevator pitch”. Từ này có nghĩa là pitching trong thang máy. Thường thì thời gian mà 2 người đứng chung trong thang máy là rất ngắn, nhưng nếu bạn thuyết phục được khách hàng chỉ trong quãng thời gian đó nghĩa là bạn đã thành công.

Đừng ngồi yên chờ cơ hội, hãy mang những thứ tinh túy của bản thân đi mà tìm kiếm cơ hội cho bản thân.

5.4. Kiên trì không bỏ cuộc

Sẽ có rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, vì vậy hay kiên trì với con đường mình đã chọn, phát triển bản thân và theo đuổi đến cùng. Có thể bạn sẽ phải trải qua vài tháng khó khăn trước khi nhận được một thành quả nào đó.

Mình chắc chắn rằng nếu bạn đã đọc được đến đây thì bạn là một người rất có đam mê với công việc làm Content Creator hoặc bạn đang tìm kiếm một thứ gì đó mà bạn cũng thực sự chưa biết về nó. Nhưng mình tin rằng bấy nhiêu đây thông tin là đủ để bạn có được một cái nhìn tổng quan nhất về công việc sáng tạo nội dung và có thể bắt đầu với công việc này.

Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ để đến nhiều bạn bè có cùng đam mê như bạn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm nhiều bài viết về content, về SEO, về Blog từ team Tôi Thích Blog chúng mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *