ngành truyền thông là gì

[HỎI ĐÁP] Truyền thông là gì, làm truyền thông cần kỹ năng gì?

Truyền thông là một ngành nghề cực hot trên thị trường hiện nay, không chỉ ở VIệt Nam mà còn trên thế giới. Trong một xã hội công nghệ ngày càng phát triển thì truyền thông như một loại “vũ khí tối thượng” giúp các doanh nghiệp/nhãn hàng có thể mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Vậy truyền thông là gì mà lại có vai trò quan trọng đến vậy?. Để trở thành một người làm truyền thông thì cần những kĩ năng gì?. Hãy cùng Tôi Thích Blog tìm hiểu ngay bài viết dưới này nhé.

I. Truyền thông là gì?

Giải thích một cách ngắn gọi nhất thì truyền thông có nghĩa là truyền đạt thông tin hay lan truyền thông tin với một mục đích nào đó.

Đây là một hoạt động mà thương hiệu/nhãn hàng phổ biến các nội dung như tin tức, hình ảnh, âm nhạc, thông điệp quảng cáo…  đến với người tiêu dùng. Các thông tin này sẽ được lan truyền đi bằng các phương tiện truyền thông như báo chí, tạp chí, phát thanh, biển quảng cáo, mạng xã hội hay thậm chí truyền miệng.

Truyền thông là một quá trình sáng tạo nội dung của các thương hiệu làm sao để người dùng có thể đọc/nghe/nhìn và hiểu được thông điệp mà thương hiệu đó muốn truyền đi.

Một chiến dịch truyền thông thường sẽ được chia ra làm 3 phần chính, đó là nội dung, hình thức, và mục tiêu:

  • Nội dung chính là những gì mà thương hiệu tạo ra nhằm đưa đến khách hàng với mục đích nào đó
  • Hình thức có thể là bản tin, một bài báo, một đoạn phát thanh hay một bức hình
  • Mục tiêu ở đây là đối tượng mục tiêu sẽ là truyền thông đến cá nhân hay tổ chức hay tập thể nào đó.

Truyền thông là một khái niệm khá rộng, và truyền thông xuất hiện trong mọi ngành nghề không chỉ là làm quảng cáo, viết báo hay đài truyền hình. Có thể kể tên được một vài ngành truyền thông phổ biến hiện này như:

  • Ngành truyền thông báo chí: Đây là ngành truyền thông có thể nói là lâu đời nhất, người làm truyền thông báo chí thường sẽ tiếp xúc nhiều với chữ viết, hình ảnh trên các mặt báo để truyền đạt những thông tin, thông điệp của đến với độc giả.
  • Ngành truyền thông thực hành: Truyền thông thực hành hay có thể hiểu gần giống như quan hệ công chúng hay PR. Nhóm người làm truyền thông này sẽ tập trung xây dựng mối quan hệ với công chúng, tạo ra sự tin tưởng và mang tính định hướng khá cao.
  • Ngành nghiên cứu truyền thông: Đây là ngành mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng để ý. Người làm nghiên cứu truyền thông sẽ không trực tiếp thực hiện truyền thông. Thay vào đó, họ sẽ là người nghiên cứu phân tích những thông tin về sản phẩm, đối tượng mục tiêu, hành vi khách hàng, xu hướng thị trường,… để giúp ích cho quá trình truyền thông.

Có thể bạn quan tâm: Marketing Mix là gì, xây dựng chiến dịch Marketing Mix

II. Vai trò của truyền thông là gì trong phát triển thương hiệu?

Ngày nay, ngành truyền thông đang có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự phát triển của người tiêu dùng, các nhãn hàng và thậm chỉ là cả nền kinh tế của xã hội. Hoạt động truyền thông có thể nói là một trong những hoạt động cốt lõi trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp/nhãn hàng.

Vai trò của truyền thông là gì

Thời kỳ mà chúng ta đang sống không còn là thời kỳ sản xuất nữa, mà là thời kỳ cung ứng. Một nhãn hàng/doanh nghiệp cho ra đời một sản phẩm đáp ứng đủ các tính năng cần thiết cho người tiêu dùng chưa chắc đã bán được hàng. Bởi vì người kia có rất nhiều nhãn hàng khác cũng làm được điều đó.

Thứ mà các nhãn hàng cạnh tranh với nhau không phải là sản phẩm nữa mà đó là thị phần trên thị trường, đó là hình ảnh thương hiệu, và tất cả điều nhờ vào truyền thông. Một chiến dịch truyền thông thành công có thể mang lại sự “bùng nổ doanh thu” cho một doanh nghiệp/thương hiệu.

Vì vậy, vai trò của truyền thông trong phát triển thương hiệu là rất rất quan trọng

  • Truyền thông chính là phương tiện mang sản phẩm đến tay khách hàng hiệu quả nhất.
  • Truyền thông là một hoạt động giúp định vị được khách hàng và gây dựng lòng tin của khách hàng với thương hiệu một cách tốt nhất.
  • Truyền thông cũng có thể giúp các thương hiệu cải thiện và tối ưu sản phẩm của mình từ những feedback chân thực nhất từ khách hàng.
  • Ngoài ra truyền thông còn giúp các thương hiệu/nhãn hàng giữ được cho mình một mối quan hệ tốt với các trang báo và công chúng.

Có thể thấy, truyền thông không chỉ đóng vai trò quảng bá mà nó còn có vai trò trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất doanh số cho doanh nghiệp/nhãn hàng. Truyền thông đích thị là “kẻ nắm giữ linh hồn” của một thương hiệu.

III. Một số phương tiện truyền thông phổ biến

Sau khi đã biết được truyền thông là gì, chúng ta điểm qua một số phương tiện truyền thông phổ biến mà chắc là ai cũng biết, nhưng vì bạn không biết nó là phương tiện truyền thông mà thôi.

Internet/Mạng xã hội/Báo chí điện tử: Chắc không cần phải nói quá nhiều về phương tiện truyền thông này. Đây chính là phương tiện truyền thông tốt nhất hiện nay. Theo một thống kê mới nhất thì mỗi một ngày có đến 4,6 tỷ người đang sử dụng Internet và có đến 4.2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội. Rõ ràng, đây chính là kênh truyền thông không thể tốt hơn.

  • Một số phương tiện Digital truyền thống: Radio, truyền hình, báo chí,…
  • Một số phương tiện truyền thông cổ điển: Băng đĩa CD, biển quảng cáo,…

IV. Làm truyền thông là làm gì?

Truyền thông là một hoạt động nắm giữ “linh hồn” của thương hiệu. Cũng chính vì điều này, thu nhập của những người làm truyền thông luôn nằm trong top những công việc có thu nhập cực kỳ cao lên đến 1000 USD/tháng. Quả là một con số hấp dẫn đúng không nào? Vậy thực chất làm truyền thông là gì?

Thông thường sẽ có 3 bộ phân khi làm truyền thông đó là: bộ phận chiến lược, bộ phận sản xuất và bộ phận quan hệ công chúng:

  • Bộ phận chiến lược: Là một phần đảm nhiệm vai trò nghiên cứu truyền thông, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng,…  và lên kế hoạch truyền cụ thể để quảng bá cho thương hiệu.
  • Bộ phận sản xuất: Là bộ phận đảm nhiệm vai trò sáng tạo các nội dung như viết các bài viết, bài báo, bản tin, thiết kế, quay phim chụp hình, tổ chức sự kiện,…
  • Bộ phận quan hệ công chúng: là bộ phận đảm nhiệm vai trò giữ kết nối và phát triển quan hệ với các nhóm đối tượng như: nhân viên, đối tác, khách hàng,…

V. Những kỹ năng cần có để trở thành người làm truyền thông là gì?

Vậy thì để có thể trở thành một người làm truyền thông thì bạn cần phải có những kỹ năng nào? Ở đây mình sẽ nêu ra 3 kĩ năng mà mình cho là cốt lõi nhất của một người làm truyền thông.

5.1. Giao tiếp tốt

Với đặc thù của ngành truyền thông, chắc chắn bạn sẽ phải giao tiếp cho dù bạn ở bộ phận sản xuất, hay làm kế hoạch. Làm truyền thông sẽ luôn luôn gặp phải những trường hợp phát sinh, những tình huống rất bất ngờ. Vì vậy, chỉ có giao tiếp tốt mới giúp bạn giải quyết được các vấn đề đang gặp phải.

Các yêu cầu cần có của người làm truyền thông

Và giao tiếp không phải là một năng khiếu, nó là một kỹ năng có thể học và rèn luyện được. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một người làm truyền thông, hãy học và rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử sao cho thật tốt, thật nhạy bén.

5.2. Ngoại ngữ khá tốt

Ngoại ngữ chắc chắn là điều cần thiết đối với mọi ngành nghề, nhưng nếu bạn muốn làm truyền thông thì hãy cố gắng trau dồi ngoại ngữ tốt một chút. Có thể hôm nay, bạn chỉ làm truyền thông hướng đến đối tượng là những người trong nước, làm việc với các đối tác trong nước. Nhưng biết đâu ngày mai bạn phải làm việc với một đối tác nước ngoài, hay thậm chí là mang thương hiệu của bạn đến với thế giới.

Ngoài ra, đặc thù của ngành truyền thông sẽ rất hay có những chuyến công tác nhất là đối với bộ phận quan hệ công chúng. Và ngoại ngữ là điều chắc chắn bạn cần dùng đến.

Lại một lần nữa, đây không phải là năng khiếu, đây là thứ có thể học tập và rèn luyện!

5.3. Nhạy bén với xu hướng thị trường

Ở mỗi một giai đoạn, thị trường sẽ có những biến động nhất định, mỗi một giai đoạn sẽ có một hình thức, cách thức truyền thông khác nhau. Vì vậy, để làm truyền thông tốt bạn cần phải có một chút linh hoạt, nhạy bén với thị trường. Luôn luôn theo dõi và nắm bắt xu thế để có được những chiến lược đúng đắn và hiệu quả.

Hi vọng qua bài viết này của https://toithichblog.com/ bạn đã hiểu rõ hơn về truyền thông là gì, vai trò của truyền thông cũng như biết mình cần làm gì nếu theo đuổi ngành truyền thông. Đây là một ngành khá năng động. Vì vậy nếu bạn đam mê với nó thì hãy không ngừng học hỏi, trau dồi thêm những kỹ năng và kiến thức để có thể thành công trong cộng việc này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *