Chào bạn, Điệp rất vui mừng khi bạn đã tìm đến và ở lại với Blog này. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn về Internal Link cũng như cách tối ưu chúng trong SEO.
Xem nhanh nội dung chính
- I. Internal Link là gì?
- II. Liên kết nội bộ có vai trò gì đối với website?
- III. Tại sao liên kết nội bộ lại quan trọng đối với SEO?
- IV. Thiết lập chiến lược tối ưu link nội bộ như thế nào?
- V. Trong một trang, hay bài viết bao nhiêu link nội bộ là đủ?
- VI. Làm sao để biết được những bài nào trong một trang web có liên quan đến nhau?
- VII. Hướng dẫn các bước tối ưu Website với Internal Link
- VIII. Một vài lưu ý khi xây dựng link nội bộ cho trang web
I. Internal Link là gì?
Để có thể tối ưu được Internal Link (link nội bộ) hiệu quả trước hết, chúng ta cần hiểu rõ link nội bộ là gì, và nó có vai trò gì đối với SEO, hay công cụ tìm kiếm. Vậy liên kết nội bộ là gì?.
Internal Link còn được gọi là link nội bộ hay liên kết nội bộ là: một liên kết nào đó từ bài này sang bài khác, hay sang trang trên cùng 1 website.
II. Liên kết nội bộ có vai trò gì đối với website?
Liên kết nội bộ có vai trò quan trọng. Ở cả góc độ người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Người dùng có thể di chuyển đến một trang hay bài viết khác dựa trên link nội bộ đó. Bot của công cụ tìm kiếm cũng dựa vào các liên kết nội bộ để thu thập, hiểu sâu hơn về nội dung, cấu trúc trang web của bạn.
Ngoài ra, công cụ tìm kiếm cũng dựa vào Internal Link để hiểu nhiều hơn về ngữ cảnh, xác định được nội dung liên quan cũng như giá trị của nội dung đó mang lại. Với công cụ tìm kiếm trang nào nhận được nhiều liên kết nội bộ thì nghĩa rằng trang đó quan trọng. Chính bởi những lý do đó, mà việc tối ưu Internal Link là có vai trò quan trọng đối với SEO một trang web, hay Blog nào đó.
III. Tại sao liên kết nội bộ lại quan trọng đối với SEO?
Ở phần trên Điệp cũng đã chia sẻ về vai trò của liên kết nội bộ. Tuy nhiên, ở phần này Điệp sẽ phân tích sâu hơn về tầm quan trọng của liên kết nội bộ để bạn có thể hình dung được rõ hơn.
3.1. Liên kết nội bộ là mắc xích quan trọng trong việc tạo mối liên hệ giữa các nội dung
Công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu các trang web dựa trên các liên kết. Vì thế, việc Bot đi từ đường dẫn này đến đường dẫn khác giúp con công cụ hiểu rõ hơn về cấu trúc website, mối liên hệ giữa các trang, giữa các bài viết và các tuyến nội dung. Từ đó, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu sâu hơn về nội dung mà website của bạn đang có.
Ví dụ: Ở trong bài viết bạn đang đọc này, Điệp trỏ đến một số bài viết khác như: Học SEO, lập kế hoạch SEO hay đánh giá hiệu quả SEO. Khi này Google sẽ dựa vào các Anchor text và nội dung có trong các bài đăng đó để hiểu kỹ hơn về nội dung, về ngữ cảnh cũng như đánh giá chất lượng nội dung.
3.2. Liên kết nội bộ giúp công cụ đánh giá được giá trị liên kết
Theo lẽ một cách tự nhiên nhất thì trang chủ sẽ là trang nhận được nhiều liên kết trỏ đến. Khi trang chủ có sức mạnh nó sẽ truyền sức mạnh đó đến các liên kết được tìm thấy ở trên trang chủ. Cứ như vậy, giá trị sức mạnh của liên kết sẽ chuyển từ liên kết sau đến các liên kết tiếp nối.
Chính vì thế, các bài viết mới nhất của bạn sẽ nhận được nhiều giá trị liên kết hơn nếu tại bài đó bạn có trỏ link về trang chủ. Nếu bạn chỉ link đi đến các trang cần SEO mà quên link về trang chủ thì rất có thể làm mất đi độ tự nhiên, có thể dẫn đến làm cho công cụ tìm kiếm hiểu rằng bạn đang thao túng.
Tại sao mình nói về giá trị liên kết?. Bởi nếu chúng ta hiểu rằng một trang nhận được nhiều liên kết thì trang đó quan trọng và những trang này sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, khi hiểu rằng các liên kết có sự truyền sức mạnh cho nhau thì chúng ta sẽ tự mình xây dựng được hệ thống link nội bộ một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.
Như vậy, từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu rằng, nhờ vào liên kết nội bộ mà người đọc sẽ dễ dàng chuyển đến nội dung mà họ cần, tăng trải nghiệm người dùng. Liên kết nội bộ cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu: về nội dung, mức độ liên quan giữa các trang, hay giá trị của từng trang trên trang web của bạn.
IV. Thiết lập chiến lược tối ưu link nội bộ như thế nào?
Trước khi xây dựng link nội bộ bạn cần xác định được một vài điều. Dưới đây là một vài gợi ý từ mình:
4.1. Bạn cần xác định được đâu là nội dung, hay trang mà bạn cho là quan trọng?
Nếu bạn đang cảm thấy bối rối trước câu hỏi này thì bạn thử tự nhìn lại xem đâu là điều cốt lõi trên trang web, hay blog của bạn. Đâu là trang mà bạn muốn có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
4.2. Thêm các liên kết theo ngữ cảnh, chủ đề
Khi bạn viết nhiều bài viết cùng một chủ đề, khi này bạn hãy liên kết các bài viết đó với nhau. Điều này sẽ giúp cho cả người dùng và Google hiểu rằng các bài viết đó có sự liên quan với nhau.
Ví dụ ở trong một bài viết về nghiên cứu từ khóa, Điệp sẽ link đến một bài viết có liên quan khác như sai lầm thường gặp về từ khóa. Để người dùng có thể nhấp vào đó để đọc tiếp. Và công cụ cũng sẽ sâu chuỗi được các nội dung có liên quan với nhau.
4.3. Liên kết nội bộ theo sự phân cấp giữa các trang, hay bài viết
Chẳng hạn, trong một chủ đề bạn có rất nhiều bài viết. Ở bài chuyên sâu bạn hãy link đến các bài viết con, và trong các bài viết con bạn trỏ về bài viết chuyên sâu. Đối với trang chủ, giữa các danh mục, hay các bài viết trên mục tin tức liên kết qua lại với nhau cũng tương tự như vậy. Tự nhiên, linh động và theo ngữ cảnh.
4.4. Về sử dụng Anchor text trong liên kết nội bộ
Việc sử dụng Anchor text trong chiến lược tối ưu link nội bộ cũng hết sức quan trọng. Bạn nên sử dụng Anchor text tự nhiên, phù hợp với nội dung mà bạn sắp trỏ đến, và đa dạng. Nếu bạn chưa biết Anchor text là gì thì bạn có thể đọc ở bài viết bên dưới này nhé.
Xem thêm: Anchor text là gì, lưu ý khi tạo Anchor text
V. Trong một trang, hay bài viết bao nhiêu link nội bộ là đủ?
Cần bao nhiêu liên kết nội bộ là hợp lý?. Đây là một câu hỏi rất thường gặp ở các bạn mới tìm hiểu về SEO. Với riêng cá nhân Điệp thì để trả lời được câu hỏi này thì thường là Điệp sẽ đứng ở góc độ người dùng. Liệu thêm liên kết này thì người dùng có nhấp vào đó không, có hữu ích hay có liên quan với chủ đề đang viết không?. Hoặc sản phẩm này có liên quan đến sản phẩm mà sắp trỏ đến không?. Liệu người đọc có nhận thêm được giá trị nào không khi nhấp vào link nội bộ đó?.
VI. Làm sao để biết được những bài nào trong một trang web có liên quan đến nhau?
Bạn có thể sử dụng toán tử tìm kiếm sau để xác định Blog, trang web của bạn đang có những bài viết nào có nội dung liên quan với nhau:
site:yourdomain.com “từ khóa của bạn”
Từ thao tác đó, bạn có thể xác định được các bài viết có liên quan đến nhau. Từ đây, bạn đã có thể dễ dàng tạo được liên kết nội bộ rồi. Bạn có thể quan sát hình ảnh ở bên dưới để dễ hình dung hơn.
Từ kết quả trên, bạn có thể lọc được những bài viết có liên quan với từ khóa hay chủ đề mà bạn đang cần tối ưu link nội bộ. Rất dễ dàng đúng không nào?.
VII. Hướng dẫn các bước tối ưu Website với Internal Link
Nếu bạn đọc những dòng trên cảm thấy hơi bối rối, thì dưới đây Điệp sẽ tóm gọn lại thành các bước để bạn đơn giản hóa và dễ thực hiện hơn nhé.
Bước 1: Trước hết, bạn cần xác định được trang hay bài viết bạn cần tối ưu.
Bước 2: Lên danh sách các từ khóa hay cụm từ khóa có liên quan để từ đó chọn được Anchor Text phù hợp.
Bước 3: Tiến hành link nội bộ cho bài viết hay Landing Page mà bạn đã xác định ở bước 1.
Bước 4: Submit lại đường dẫn mà bạn vừa tối ưu xong
Bước 5: Tiếp tục tối ưu link nội bộ cho các Landing Page còn lại của trang web.
VIII. Một vài lưu ý khi xây dựng link nội bộ cho trang web
Dưới đây là một vài lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ (internal link) cho website.
Phân tích, kiểm tra các Internal Link hiện có của website. Việc kiểm tra, phân tích các link nội bộ sẽ giúp cho chúng ta biết hiện trạng hiện tại, đang ở đâu, và như thế nào, để từ đó có được chiến lược xây dựng Internal Link hiệu quả. Bạn có thể sử dụng công cụ SEMrush, hoặc Ahrefs để kiểm tra, phân tích hiện trạng link nội bộ của website.Bạn chỉ cần nhập đường dẫn vào công cụ, sau đó công cụ sẽ trả về các thông số.
Ngoài ra, Điệp vẫn muốn nhấn mạnh đến hai lưu ý khác đó là: bạn nên đa dạng anchor text và tập trung trỏ đến những bài viết, hay Landing Page quan trọng. Như vậy ở bài viết này chúng ta đã cùng nhau làm rõ hơn về internal link và cách tối ưu liên kết nội bộ.
Bạn cũng có thể đọc nhiều hơn các chia sẻ của mình về SEO, Blog hay MMO tại https://toithichblog.com/. Nếu bạn có những trải nghiệm nào khác thì hãy chia sẻ đến mọi người cùng biết bằng cách để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé.
Xin chào đằng ấy, cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog của mình. Mình là Vi Điệp, thích viết lách, đọc sách, ưa dịch chuyển. Mình cũng đam mê khám phá những màu sắc trong thế giới của Blog, MMO, Digital Marketing. Hãy ghé thăm Blog của mình thường xuyên để được đọc thông tin thú vị nhé.
Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích, hãy mời Điệp một tách cafe online tại đây nhé