marketing mix là gì

[HỎI ĐÁP] Marketing Mix là gì, xây dựng chiến dịch Marketing Mix?

Marketing Mix là một khái niệm lâu đời trong ngành Marketing được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp nói chung và các bạn Marketer nói riêng chắc hẳn đã không còn mấy xa lạ với khái niệm này.

Nhưng đối với một số người mới những bạn trái ngành thì Marketing hỗn hợp có lẽ vẫn là một khái niệm khá lạ lẫm. Vậy Marketing Mix là gì, vai trò của Marketing Mix là gì, làm thế nào để phát triển một chiến dịch Marketing Mix?. Bài viết dưới đây của Tôi Thích Blog sẽ gợi ý đến bạn lời giải đáp cho những câu hỏi đó.

I. Marketing Mix là gì?

Xuất hiện từ năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ – Neil Borden, Marketing Mix được phân loại theo 4P vào năm 1960 và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới cho đến này hôm nay.

Về khái niệm Marketing Mix, bạn có thể đọc được nó ở bất cứ một cuốn sách hay một trang tin nào đó về Marketing. Đây cũng là thuật ngữ được đưa vào giáo trình giảng dạy của ngành Marketing tại các trường đại học.

Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp là dạng chiến lược tiếp thị mà trong đó người ta sử dụng pha trộn nhiều hoạt động tiếp thị khác nhau với mục đích cuối cùng vẫn là phổ biến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số qua những kênh bán hàng.

Về sau này, khi mà công nghệ phát triển và nhanh chóng chiếm lấy các kênh phân phối, chúng ta còn có thêm một khái niệm nữa đó là Digital Marketing Mix.

Digital Marketing Mix cũng tương tự như Marketing Mix truyền thông. Nhưng thay vì phân phối thông qua các đại lý, các điểm bán hàng, các sự kiện hay các quảng cáo ngoài trời thì Digital Marketing Mix phần lớn phân phối nội dung trên Internet thông qua các trang bán hàng hay các mạng xã hội.

II. Vai trò của Marketing Mix là gì?

Việc xác định và sắp xếp các yếu tố của một chiến dịch Marketing Mix giúp cho các doanh nghiệp nắm được các hình thái tiếp thị của mình. Từ đó đưa ra được những kế hoạch tiếp thị đúng với phân khúc thị trường mục tiêu và tiếp cận đúng phân khúc khách hàng.

Một chiến dịch Marketing Mix tốt có thể giúp cho doanh nghiệp:

  • Phát triển doanh số một cách vượt bậc
  • Hạn chế được những mặt chưa hoàn thiện của doanh nghiệp
  • Thích ứng tốt với thị trường và giúp sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn
  • Tối ưu năng suất của các phòng ban trong doanh nghiệp.

III. Một vài mô hình Marketing Mix phổ biến

Kể từ lúc mới hình thành khái niệm, Marketing Mix đã phải trải qua rất nhiều hình thức khác nhau để thích nghi với thị trường cũng như đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Đến nay đã có rất nhiều mô hình Marketing Mix được sáng tạo ra và mỗi một mô hình đều đạt được những hiệu quả nhất định. Không dừng lại ở đó, các Marketer ngày nay còn khéo léo ứng dụng công nghệ vào các chiến dịch tiếp thị giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận một cách tối đa.

Phổ biến nhất có thể kể đến đó là 4P, 7P và 4C.

3.1. Mô hình Marketing 4P

Đây là hình thái đầu tiên của Marketing Mix được phát triển vào những năm 1960 với 4 yếu tố chính là: price (định giá), product (sản phẩm),  place .(phân phối), và promotion (quảng bá)

Mô hình 4p marketing mix

Price (định giá): Có một nguyên tắc bất biến trong việc định giá sản phẩm. Đó là “Giá bán luôn luôn phải cao hơn chi phí sản xuất”. Đây là nguyên tắc giúp cho các doanh nghiệp tồn tại. Ngoài ra việc định giá còn giúp các doanh nghiệp định hình được phân khúc sản phẩm trên thị trường và phân loại khách hàng. Giá bán càng thấp sẽ càng tiếp cận được nhiều khách hàng, trong khi giá bán cao sẽ tiếp cận được những phân khúc khách hàng cao cấp và mong muốn tìm kiếm sự khác biệt.

Product (sản phẩm): Sản phẩm ở đây chính là những gì mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Các Marketer cần phải xem xét về tính năng, lợi ích, vòng đời của sản phẩm cũng như các rủi ro khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Điều mà doanh nghiệp cần đó là tạo ra sản phẩm mà nó mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ phải đặt ra rất nhiều câu hỏi để giải quyết được chữ P thứ 2 này trong một chiến dịch marketing mix

Place (phân phối): Sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường bằng cách nào? Bán hàng online trên website, doanh nghiệp tự tạo ra những điểm bán hàng trực tiếp hay thông qua các đại lý phân phối,… Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tính đến các vấn đề như kho bãi, kho hàng tồn,…

Promotion (Quảng bá): Xây dựng chiến lược quảng cáo như thế nào? Quảng cáo ở đâu? Thông điệp muốn gửi gắm đến khách hàng là gì? Không chỉ đơn giản là quảng cáo, chữ P này còn bao gồm cả các hoạt động quan hệ công chúng, truyền thông báo chí,…

Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì, 7 bước xây dựng promotion thu hút

Điều quan trọng nhất ở mô hình này đó là, 4 yếu tố cần phải có sự liên quan, gắn kết với nhau. Các doanh nghiệp có thể tự mình đặt ra thú tự ưu tiên sao cho phù hợp với mục tiêu ban đầu của chiến dịch.

3.2. Mô hình Marketing 7P

Bên cạnh mô hình Marketing 4P, các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng thêm 3 chữ P để mở rộng hơn về tầm nhìn và chiến lược Marketing của mình. Mô hình này thường được sử dụng khi Marketing cho các dịch vụ.

Mô hình 7p marketing mix

3P bổ sung bao gồm: Physical evidence (bằng chứng vật lý), People (con người) và Process (quy trình).

  • Physical evidence (bằng chứng vật lý): Nó là bất cứ thứ gì mà khách hàng có thể thấy được và cầm nắm được. Nó có thể là bao bì sản phẩm, các hướng dẫn sử dụng, hoặc cách bố trí của cửa hàng, nơi kinh doanh dịch vụ,..
  • People (con người): là các cá thể có tương tác với khách hàng như nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên giao hàng,… Chữ P này cũng bao gồm hình ảnh của nhân viên trong mắt khách hàng, ví dụ như đồng phục của họ như thế nào, xuất hiện trong bối cảnh nào, cách giao tiếp ra sao, và cảm nhận của khách hàng về họ như thế nào
  • Process (quy trình): Bất cứ một điều gì trong quá trình có ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng bao gồm cả việc tư vấn, chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng, quy trình sản xuất, quy trình đóng gói và giao hàng, quy trình nhập xuất kho,…

3.3. Mô hình Marketing 4C

Đây là mô hình được hình thành về sau này vào những năm 1990, khi đã qua thời kỳ sản xuất, lúc này các Marketer đã dựa vào mô hình 4P truyền thống để phát triển thành mô hình 4C. Mô hình này sẽ không tập trung quá nhiều vào sản phẩm mà sẽ lấy khách hàng làm trọng tâm. Mô hình này thường được sử dụng trong các chiến dịch Digital Marketing Mix.

Mô hình 4c marketing mix

4 chữ C trong mô hình bao gồm: Consumer (người tiêu dùng), cost (chi phí), convenience (độ tiện lợi), và communication (truyền thông).

  • Consumer (người tiêu dùng): Doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng thay vì tập trung sản xuất. Việc này đòi hỏi các Marketer phải nghiên cứu sâu về các nhu cầu, tâm lý và hành vi của khách hàng để phác họa được một chân dung khách hàng chi tiết nhất.
  • Cost (chi phí): Chi phí ở đây là chi phí sản xuất, tức là tổng chi phí để sản xuất ra một sản phẩm bao gồm cả quá trình nghiên cứu và sản xuất.
  • Communication (truyền thông): Đây là khâu mà các doanh nghiệp/nhãn hàng giao tiếp, tương tác với khách hàng của mình. Có thể là gọi điện chăm sóc, xin ý kiến, hay các hoạt động quảng cáo ngoài trời hoặc quảng cáo trên các kênh số như mạng xã hội, website, email,…
  • Convenience (độ tiện lợi): Từ lúc sản phẩm ra thị trường, khách có dễ dàng tìm được, sở hữu và sử dụng nó hay không, trong quá trình sử dụng sản phẩm liệu có khó khăn hay bất tiện gì với khách hàng hay không. Ngày nay, việc Internet phát triển đã dần giúp cho chữ C này được giải quyết một cách tối ưu, nhưng cũng vì đó mà các doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào công cuộc chăm sóc khách hàng giúp họ có trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

IV. Làm thế nào để xây dựng một chiến dịch Marketing Mix hiệu quả?

Đặc thù Markteing Mix là một chiến dịch cần có sự teamwork phối hợp rất nhiều bộ phận với nhau từ bộ phận sản xuất cho đến bộ phận tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Vì vậy, để có thể xây dựng được một chiến dịch Marketing Mix hiệu quả các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ và đưa ra một kế hoạch cụ thể rõ ràng. Dưới đây là 4 bước để xây dựng một chiến dịch Marketing Mix hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Nghiên cứu và xác định mục tiêu

Trước tiên bạn cần phải xác định rõ mục tiêu của chiến dịch này là gì, sau đó bắt tay vào nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm. Đằng sau sự thành công của một chiến dịch Marketing chính là sản phẩm, sản phẩm chỉ cần có một điểm khác biệt dù là nhỏ thì vẫn là một câu chuyện truyền thông rất tốt cho các nhãn hàng.

Một số phương pháp giúp bạn nghiên cứu thị trường là:

  • Trực tiếp thu thập ý kiến từ khách hàng
  • Theo dõi xu hướng của ngành nghề bạn đang làm trên thị trường
  • Tổ chức cuộc sao khát.

4.2. Xác định phân khúc giá sản phẩm và chi phí vận hành

Sau khi đã cầm trong tay một bản báo cáo về việc nghiên cứu thị trường cũng như phác họa được chân dung khách hàng tiềm năng. Việc tiếp theo bạn cần là định giá sản phẩm. Định giá là một công việc cực kỳ khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, tính năng, lợi ích, khách hàng,… Và chắc chắn trong bài viết này chúng ta sẽ không nói với nhau về định giá sản phẩm.

Sau khi đã xác định được phân khúc giá, bạn cần xác định được chi phí mà bạn sẵn sàng chi ra để vận hành chiến dịch là bao nhiêu từ đó chọn ra các phương án phù hợp nhất với tài chính doanh nghiệp.

4.3. Lựa chọn kênh phân phối

Bước xác định chi phí vận hành sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn kênh phân phối. Vì vậy hãy xác định chi phí thật kỹ tránh các khoản phát sinh khi thực hiện.

Ở bước này, bạn cần phải xác định xem hình ảnh về sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện ở đâu? Mạng xã hội, website, hay trên các mặt báo, các cửa hàng đại lý, hay trên truyền hình, hay … tất cả.

Việc chọn kênh phân phối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ chuyển đổi và sự thành công của một chiến dịch Marketing Mix. Nếu bạn chạy quảng cáo trên mạng xã hội, thì tệp khách hàng mục tiêu sẽ là ai? Nếu là phân phối qua đại lý thì đại lý ở vùng nào sẽ có nhiều khách hàng mua nhất? Nếu xuất hiện trên truyền hình thì nội dung như thế nào mới có thể phân loại người xem?….

4.4. Chọn chiến lược quảng bá sản phẩm

Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, đây là lúc đội ngũ sản xuất nội dung sẽ bắt tay vào việc. Đây có lẽ là bước có liên quan nhiều nhất đến các bạn Marketer. Có rất nhiều cách để quảng bá sản phẩm đến với khách hàng.

Ví dụ như Content Marketing (Tiếp thị nội dung), Quan hệ công chúng, truyền thông xã hội, SEO, quảng cáo, triển lãm sự kiện,… Có rất nhiều chiến lược quảng bá, quan trọng là bạn phải chọn được chiến lược phù hợp nhất với sản phẩm.

Hi vọng bài viết này của https://toithichblog.com/ đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về Marketing Mix là gì, cũng như cung cấp cho bạn một vài những kiến thức hữu ích. Nếu thấy nội dung bài viết hay, hãy chia sẻ đến những người bạn cùng đam mê với bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *