Trong những năm trở lại đây, cụm từ học seo hay tự học seo web online đang trở nên ngày càng thịnh hành hơn bao giờ hết. Phần vì sự phát triển và bùng nổ của xu hướng thương mại điện tử, cùng với dịch bệnh covid 19 đang ngày càng trở nên phức tạp.
Những điều này dường như làm cho mọi người có nhu cầu làm online, hay chiếm lĩnh các thị trường online nhiều hơn. Cũng vì thế mà làm phát sinh nhu cầu về học seo blog, hay website để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được đến người dùng. Nếu như đây là lần đầu tiên hoặc bạn là người mới đang tìm hiểu về seo thì bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nhiều điều mà bạn đang mơ hồ.
Nào, chúng ta cùng bắt đầu nhé. Từng chút một, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bức tranh của SEO một cách tổng quát nhất.
Xem nhanh nội dung chính
I.SEO là gì?
Bạn có thể dễ dàng đọc được các khái niệm, hay các cách diễn giải khác nhau về SEO. Nhưng nhìn chung, SEO là thực hiện tất cả những công việc tối ưu từ bên trong (Onpage), lẫn bên ngoài (Offpage) website để có thể đưa nội dung, sản phẩm, hay dịch vụ lên TOP của công cụ tìm kiếm.
Để từ đó, người dùng có thể tiếp cận được thông tin, sản phẩm, hay dịch vụ mà các cá nhân hay doanh nghiệp đang cung cấp. Và câu chuyện sâu xa hơn, không chỉ để người dùng tiếp cận mà còn là sử dụng, hay mua sản phẩm đó nữa.
II. Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Tại sao lại cần hiểu cách hoạt động của công cụ tìm kiếm?. Bởi chỉ khi bạn thấu hiểu được vấn đề cốt lõi thì bạn mới có được tư duy đúng đắn ngay từ đầu. Vậy công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?. Điều này có ý nghĩa gì trong quá trình học cũng như làm seo blog, website?.
Theo thống kê, mỗi ngày có hàng ngàn thông tin được đưa lên Google. Chính vì thế, không phải nội dung nào cũng được đưa lên trang 1 của kết quả tìm kiếm. Vậy công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?.
Công cụ tìm kiếm thực hiện các công việc sau: Cào dữ liệu (Crawling), lập chỉ mục (Indexing) và chọn lọc kết quả (Picking the results).
Bạn có thể hình dung đơn giản hơn như sau: các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập các nội dung của nhiều blog,website. Sau cào dữ liệu xong, sẽ tiến hành lập chỉ mục và sử dụng các thuật toán riêng để sắp xếp những dữ liệu này. Để đến khi có người dùng gõ cụm từ kìm kiếm lên thanh công cụ tìm kiếm thì google sẽ trả các kết quả phù hợp với nội dung của từ khóa đó.
Điều này có ý nghĩa gì trong SEO?. Bạn có thể kiểm tra xem trang web, hay bài viết của bạn đã được index hay chưa bằng cách gõ: site:domain.com hoặc site:URL của bài viết. Ví dụ như mình muốn kiểm tra bài bạn đang đọc này đã được Google index chưa bằng cách: site:https://toithichblog.com/hoc-seo-website/
II. Tự học Seo cần những điều gì?
Việc tự học seo online, tự mày mò các tài liệu về seo đối với những người mới bắt đầu là điều không hề đơn giản. Bản thân mình cũng từng là người tự tìm hiểu, tốn rất nhiều thời gian đọc các tài liệu về seo nên rất thấu hiểu điều đó.
Và nếu như ở trong thời điểm hiện tại, bạn mới đang tìm hiểu về seo thì mình nghĩ rằng bạn cần có những điều sau để có thể theo đuổi hành trình vạn dặm này.
- Tập trung, dành thời gian để đọc, nghiên cứu tìm hiểu về SEO
- Bạn cần phải có niềm đam mê cháy bỏng với chúng nếu không sẽ nản và bỏ cuộc
- Luôn có tinh thần học hỏi, tự trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm
- Để học và làm seo bạn cũng cần có các kỹ năng thấu hiểu khách hàng tiềm năng, quan sát những biến động của thị trường.
Ngoài ra, để có thể học và làm seo tốt bạn cũng cần thực chiến nhiều. Bởi nếu chỉ đọc những lý thuyết mà không thực hành thì tay nghề của bạn sẽ khó mà chắc được.
II. Các thuật ngữ thường gặp trong SEO
Có rất rất nhiều các thuật ngữ được sử dụng trong SEO. Tuy nhiên, ở trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến bạn những thuật ngữ phổ biến nhất nhé. Hy vọng rằng, chúng sẽ giúp bạn bớt đi phần nào cảm giác lạ lẫm khi bước vào thế giới nhiều màu sắc của SEO này.
Title (thẻ tiêu đều): Đây là tiêu đề trên trang web. Tùy vào từng giai đoạn số ký tự của thẻ tiêu đề này sẽ có số ký tự khác nhau (thông thường là sẽ dưới 65 ký tự).
Sơ đồ trang web: Đây là một tệp .xml, trong đó cung cấp các thông tin về trang web của bạn như thông tin, hình ảnh, hay các tệp khác có trên trang của bạn. Công cụ tìm kiếm sẽ đọc tệp này để thu thập dữ liệu trên trang web của bạn một cách dễ dàng hơn. Vì thế, việc tạo và khai báo sơ đồ trang web là điều rất quan trọng trong quá trình SEO website đấy.
Meta Description (Mô tả meta): Là một đoạn mô tả ngắn gọn về trang web, trang hay bài viết trên website của bạn. Thông thường đoạn mô tả này sẽ dưới 160 ký tự, có chứa từ khóa và tóm tắt ngắn gọn nội dung.
Keywords (từ khóa): Từ khóa, hay cụm từ tìm kiếm được dùng để chỉ những cụm từ mà người dùng thường gõ vào ô tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Việc xác định được những cụm từ tìm kiếm trong lĩnh vực mà bạn đang làm dường như là kim chỉ nam để xây dựng được những nội dung hữu ích với cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
Đọc ngay: Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất cho người mới
Index (lập chỉ mục): Index hay còn được gọi là lập chỉ mục tìm kiếm. Đây là quá trình mà công cụ tìm kiếm thu thập các dữ liệu của các website trên Internet. Sau đó, công cụ tìm kiếm sẽ sàng lọc, sắp xếp, đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn riêng của công cụ tìm kiếm.
Đọc ngay: Sự khác nhau giữa lập chỉ mục và thu thập thông tin
SEO Onpage: Là các công việc cần tối ưu ở bên trong website. Nó bao gồm: content, Internal link, Cấu trúc website, Technical (kỹ thuật), Audit website, Schema, UI/UX (giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng trên website).
SEO OffPage: Là các công việc ở bên ngoài website. Nó gồm: Backlink, Entity, Công cụ Index, Traffic
Ngoài những thuật ngữ trên, còn rất nhiều các từ khác như: Canonical, Anchor text, Thẻ Alt, Rediret 301, Error 404,.. Mình sẽ bổ sung cập nhật trong thời gian tới nhé.
III. Những công cụ nào thường được sử dụng trong SEO?
Làm seo đòi hỏi bạn cần lắng nghe, quan sát, phân tích dữ liệu cũng như người dùng. Để làm được điều này, bạn cần sử dụng những công cụ để nghiên cứu, phân tích để đưa ra được những chiến lược, kế hoạch cũng như quyết định đúng đắn.
Dưới đây là một số công cụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo để ứng dụng trong dự án sắp tới của mình nhé.
3.1. Yoast SEO
Nếu như bạn sở hữu blog, website trên nền tảng WordPress thì Plugin Yoast SEO là một trong những Plugin cần thiết nhất bạn nên cài. Với Plugin này, bạn sẽ dễ dàng tối ưu được tiêu đề website, thẻ mô tả website. Bạn cũng sẽ dễ dàng tạo được sơ đồ trang web, hay Robots.txt mà không cần biết đến code.
3.2. Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ miễn phí của Google. Mặc dù là miễn phí nhưng đây lại là công cụ không thể nào thiếu đối với bất kỳ SEOer nào. Bởi Google Analytics sẽ cho bạn biết, phân tích được rất nhiều các chỉ số như: nguồn traffic đến từ đâu, người dùng trên website của bạn ở độ tuổi nào, là nam hay nữ, thời lượng phiên, số trang được xem nhiều nhất, tỷ lệ thoát,….Bạn có thể xem ngay cài đặt google analytics cho wordpress tại bài viết đó nhé.
3.3. Google Search Console
Google Search Console, trước đây còn có tên gọi khác là Google Webmaster Tool. Đây cũng là một trong những công cụ miễn phí được cung cấp của Google.
Cũng như, Google Analytics thì Google Search Console là một trong những công cụ không thể nào thiếu nếu như bạn đang quản trị Blog tin tức, hay website thương mại.
Tại Google Search Console, bạn sẽ gửi được yêu cầu index, kiểm tra tình trạng index; được thông báo lỗi nếu như blog, website của bạn có lỗi. Tại công cụ này, bạn cũng sẽ biết được những từ khóa thường được người dùng sử dụng để tìm đến website của bạn, hay link nội bộ, và cả những link từ website khác trỏ về website của bạn.
Nếu bạn chưa biết Google Search Console là gì thì bạn có thể nhấp vào bài viết đó để hiểu hơn về công cụ đó nhé. Ở bài đó, mình đã chia sẻ rất chi tiết rồi.
3.4. Công cụ Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ đắc lực, không thể nào bỏ qua khi làm SEO. Với công cụ này, bạn sẽ biết được các chủ đề, cụm từ khóa nào người dùng thường tìm kiếm. Bạn cũng sẽ phân tích và ước lượng được với chủ đề bạn đang định chọn sẽ có bao nhiêu lượng truy cập vào nếu như bạn on TOP.
Bên cạnh đó, với Ahrefs bạn cũng sẽ kiểm tra được trang nào trên website của bạn đang được nhiều người đọc nhất. Bạn cũng sẽ dễ dàng kiểm soát được Anchor text, cũng như backlink. Và còn rất nhiều tính năng thú vị nữa. Tuy nhiên, công cụ này có mức phí khá đắt.
IV. Hướng dẫn học seo cơ bản cho người mới bắt đầu
Chúng ta, ai cũng biết rằng thứ hạng từ khóa, hay thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm càng cao thì lại càng dễ dàng tiếp cận được người dùng hơn. Vậy phải làm như thế nào để có được thứ hạng tốt đây?.
Nếu ở trên, mình đã phân tích khá rõ về seo là gì, cũng như một số công cụ thường được dùng trong SEO thì ở dưới phần này của bài viết mình sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhất đối với những bạn mới đang tìm hiểu về SEO nhé.
4.1. Nghiên cứu từ khóa như thế nào?
Trước khi bắt đầu vào việc viết và đăng tải nội dung lên website, hay blog thì việc nghiên cứu từ khóa là điều không thể bỏ qua. Bởi, ở bước này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những chủ đề, hay cụm từ tìm kiếm được người dùng tìm đọc nhiều nhất.
Nếu như, bạn bỏ qua bước này. Và cứ tạo nội dung theo cảm tính thì mình nghĩ rằng phần lớn sẽ khó mà có được traffic khủng được. (Mình không bàn đến những bạn viết blog vì đam mê hay chỉ để giãi bày tâm tư, tình cảm nhé. Ở trong bài này mình hướng đến những bạn làm blog để kinh doanh sản phẩm, hay dịch vụ).
Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu từ khóa là điều cần thiết. Giúp chúng ta đi đúng hướng và có thể về đích sớm.
Nghiên cứu từ khóa bằng cách nào, sử dụng công cụ nào?
Bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để nghiên cứu từ khóa tại phần Keywords Explorer. Tại phần này, bạn có thể nhập 01 từ khóa hay nhiều từ khóa liên quan đến chủ đề của bạn. Sau đó, công cụ này sẽ trả các kết quả về cho bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng Google Trend để biết được những chủ đề, những cụm từ khóa nào trong ngành của bạn đang được tìm kiếm nhiều nhất.
Sau khi đã có một bảng từ khóa từ bước trên. Bạn cần gom nhóm các từ khóa lại với nhau và tiến hành lên kế hoạch xây dựng nội dung.
4.2. Xây dựng content website như thế nào?
Nếu như bạn đã đọc qua rất nhiều tài liệu ở các trang, hay các hội nhóm rồi thì có thể dễ dàng nhận ra rằng: Có khá nhiều trường phái làm SEO khác nhau.
Người thì cho rằng chỉ cần viết content tốt, không cần nhiều backlink, hay không cần tối ưu kỹ thuật nhiều thì vẫn lên TOP. Cũng có người cho rằng tối ưu kỹ thuật, và sử dụng các thủ thuật tốt thì website sẽ lên TOP.
Ở đây, mình không bàn ai đúng, ai sai. Bởi mỗi website, hay mỗi lộ trình SEO sẽ cần ứng dụng linh hoạt, khéo léo những chiến lược khác nhau.
Mình thì cho rằng: Cần cả nội dung tốt, và các kỹ thuật SEO tốt nữa. Nếu như làm tốt cả hai thì căn nhà mình sẽ vững chắc hơn mà đúng không?. Vậy thì tại sao mình lại phải bỏ đi một thứ?.
Quay trở lại với câu hỏi: Vậy viết nội dung cho website như thế nào?. Với số lượng bao nhiêu là đủ?.
Khi bạn đã thực hiện và hoàn thành xong bước từ khóa ở trên. Bạn sẽ có được một bảng kế hoạch xây dựng nội dung cho website. Bạn cũng sẽ biết được đâu là chủ đề cần viết, và đâu là những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
Những lưu ý khi làm nội dung cho website, blog
- Bạn nên tạo những nội dung mới, không trùng lặp, không sao chép ở những trang web khác.
- Sử dụng những hình ảnh minh họa phù hợp, độc đáo để giữ chân người dùng.
- Tiêu đề, mô tả của bài viết cần phù hợp với nhau. Tránh tình trạng tiêu đề một đằng, còn nội dung lại viết lan man những thứ không liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu được tâm lý khách hàng tiềm năng đề từ đó có được phong cách viết sao cho gần gũi nhất với họ.
4.3. SEO Onpage như thế nào?
SEO Onpage là làm những công việc bên trong blog, website của bạn. Từ URL, tiêu đề, thẻ mô tả, bài viết, link nội bộ, hình ảnh. Dưới đây là vài gợi ý dành cho bạn.
Tối ưu trang chủ: Với trang chủ, bạn nên để tên thương hiệu. Và mô tả ngắn gọn, bao hàm được cả sản phẩm, hay dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tối ưu URL: URL cần ngắn gọn, có chứa từ khóa chính, và có liên quan đến nội dung của bài viết.
Tối ưu Title: Tiêu đề là một trong những yếu tố quyết định rất nhiều đến việc người dùng có nhấp vào bài viết hay không. Vì thế, hãy chăm chút cho tiêu đề nhé.
Một tiêu đề nên có chứa từ khóa, không quá dài, phù hợp với nội dung của bài viết và hấp dẫn là điều nên có.
Hình ảnh: Việc thêm hình ảnh vào bài viết sẽ giúp tăng trải nghiệm cho người đọc. Bạn nên đặt tên hình ảnh không chứa dấu, có gạch ngang ở giữ: ví dụ: tu-hoc-seo
Ngoài ra, bạn cũng cần phải khai báo thẻ ALT cho hình ảnh với những từ khóa chính hoặc từ khóa dài. Việc này sẽ giúp cho google dễ dàng hiểu được hình ảnh của bạn hơn. Nếu bạn làm tốt điều này, hình ảnh của bạn cũng sẽ lên top ở phần hình ảnh đấy.
Bên cạnh những điều liệt kê ở trên, các công việc SEO Onpage còn rất nhiều điều khác như: link nội bộ, độ mới hay độ chuyên sâu của nội dung, tối ưu kỹ thuật,…
4.4. SEO Offpage ra sao?
Như ở trên bài viết mình có nhắc đến, SEO Offpage gồm nhiều công việc khác nhau: Backlink, Entity, Công cụ Index, Traffic. Tuy nhiên, ở trong bài này mình chỉ giới thiệu qua về backlink để bạn có thể dễ dàng hình dung hơn. Bởi những thứ còn lại khá chuyên sâu, mình sẽ viết ở một bài khác nhé.
Việc xây dựng link cũng rất quan trọng bên cạnh những kỹ thuật về SEO Onpage. Về căn bản, chất lượng link tốt, và độ liên quan của backlink là yếu tố hàng đầu mà bạn nên quan tâm trước khi bắt đầu kế hoạch xây dựng link cho blog, website của mình.
Có rất nhiều cách phân loại backlink. Tuy nhiên, thường được dùng nhiều nhất đó là phân theo thuộc tính của backlink. Chúng gồm 02 loại backlink. Đó là Dofollow backlink và Nofollow backlink.
Có thể lấy backlink ở đâu?. Bạn có thể đi link ở các diễn đàn, hay mạng xã hội lớn. Nếu ngân sách của bạn cho phép bạn có thể sử dụng Guest post, Booking. Nhìn chung, tùy thuộc vào tiềm lực, hay ngân sách thì mỗi người sẽ có những kế hoạch để xây dựng backlink sao cho linh hoạt nhất.
Xem thêm: Backlink là gì, cách tạo backlink chất lượng thế nào?
Như vậy, trong suốt bài viết này, mình đã giới thiệu một cách tổng quan, và chi tiết nhất về SEO là gì, học seo như thế nào và một số các công việc cần làm. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ chúng đến nhiều người cùng biết nhé. Và cũng đừng quên đọc thêm nhiều bài viết tại Tôi Thích Blog để cập nhật những nội dung thú vị khác nhé.
Xin chào đằng ấy, cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog của mình. Mình là Vi Điệp, thích viết lách, đọc sách, ưa dịch chuyển. Mình cũng đam mê khám phá những màu sắc trong thế giới của Blog, MMO, Digital Marketing. Hãy ghé thăm Blog của mình thường xuyên để được đọc thông tin thú vị nhé.
Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích, hãy mời Điệp một tách cafe online tại đây nhé